Dưới đây là cách mình viết bài chuẩn SEO Google cho website của mình, tuy không phải là ngon lành nhất và sẽ còn nhiều cách khủng khiếp hơn nữa nhưng mình thấy với những cách này cũng khá là hiệu quả đối với một bài viết WordPress.

Các bạn cùng tham khảo nhé:

Viết bài cho WordPress như thế nào?

Mọi thứ bắt đầu từ “Add new”

Tổng quan về chức năng soạn thảo WordPress 2022

Hình ảnh dưới đây mình ghi lại các chức năng, nút và điểm SEO keyword của mình cho một bài viết cụ thể. Ví dụ này mang ý nghĩa chung nhất của WordPress, có thể không đúng cho trường hợp riêng nào của bạn. Nên bạn hãy suy diễn ra từ màn hình của mình sang của bạn nhé. :))

Bắt đầu sử dụng chức năng soạn thảo WordPress

Dưới đây là 13 bước tương ứng với những chức năng cụ thể, một số cái mình chỉ mang ý nghĩa giới thiệu, còn lại mình ghi chi tiết cách sử dụng các chức năng soạn thảo bên dưới này rồi.

1. Thêm tiêu đề:

việc thêm tiêu đề rất quan trọng, nó giúp người đọc mường tượng đc bài viết và khêu gợi hay kích thích người đọc bấm vào link để xem chi tiết bài viết. Tiêu đề chuẩn SEO không quá 60 từ, ví dụ: “Kem chống nắng siêu đỉnh cho hệ treatment nặng đô”.

2. Nội dung bài viết:

content là xương sống của toàn bài, một content đạt yêu cầu không chỉ hay về mặt nội dung mà nó còn phải đạt chuẩn SEO. Content nên có độ dài >= 600 từ, chứa ít nhất 1 trong các thẻ heading (H2, H3, H4) trong bài viết. Các bạn có thể xem ví dụ cụ thể trong bài viết mẫu.

2.1. Công cụ hỗ trợ

Phần này được thiết kế soạn thảo với nhiều công cụ hỗ trợ như: viết, chèn hình, chèn video (youtube, vimeo), chèn audio, chèn link và nhiều tính năng thú vị đang chờ bạn khám phá.

2.2. Hộp công cụ hiện ra khi viết

MN xem hình sẽ thấy, khi mình đang soạn thảo hoặc chọn 1 đoạn chữ bất kì thì 1 hộp công cụ sẽ hiển thị ra để cho mình làm việc.

2.3. Chèn link

Chèn link vào các “từ khoá” quan trọng, điều này là tối cần thiết khi viết bài. Một bài viết sẽ có ý nghĩa hơn khi nó dẫn dắt, liên kết với các bài viết khác. Tạo ra được 1 mạng lưới các bài viết liên kết với nhau trong content cả với các trang web bên trong lẫn bên ngoài. Cái này hơi khó hiểu 1 chút, có nghĩa là bài A có thể liên kết với bài B thông qua việc chèn link vào các từ khoá mà cả 2 bài đều sử dụng nó (2 bài có nội dung liên quan). Thậm chí, chúng ta có thể chèn link từ các nguồn website khác như: wikipedia, google, hay vnepress…

2.4. Dùng heading nhiều vào

Sử dụng tiêu đề là rất cần thiết trong 1 bài viết, nó giúp chúng ta chia bố cục cho content một cách rõ ràng, người đọc dễ đọc & dễ hiểu. Có thể sử dụng H1, H2, H3 theo thứ tự như là từ: ông -> cha -> con. Rất hữu ích, nên sử dụng trong bài viết một cách khoa học.

2.5. Thêm video vào bài viết

Nếu trong bài viết phải sử dụng video từ các nguồn youtube, vimeo, facebook,… chúng ta làm tương tự bằng cách sử dụng hộp công cụ soạn thảo. Ví dụ: muốn chèn video vào giữa bài viết, bấm nút “Add Block” ở góc bên phải, gõ từ khoá “youtube” để tìm kiếm công cụ, chọn nút “Youtube” có màu đỏ và paste đường dẫn video (như là: https://www.youtube.com/watch?v=9bvfGWXHX4Q) vào công cụ.

2.6. Bài viết phong phú về nội dung

Chèn video, nhất là video từ Youtube là cực quan trọng, mọi người năng chèn video vào bài viết để tăng thêm độ phong phú & hấp dẫn cho bài viết nhé.

6. Chế độ tiêu chuẩn:

Post Format quy định định dạng của bài viết. Có 3 loại: Audio, Standrad và Video. Thì kiểu mà chúng ta hay làm nhất là Standard, 2 kiểu còn lại đặc thù dần dần mn sẽ biết.

7. Chọn danh mục bài viết:

Danh mục bài viết phân loại bài viết rõ ràng, rành mạch giúp người xem tiện theo dõi, một bài viết có ít nhất 1 danh mục tương ứng với nó. Mn hiện tại cố gắng sử dụng những danh mục có sẵn, không cần tạo mới danh mục đâu nhé.

9. Chọn 1 danh mục gần nhất:

Cái này hệ thống tự động làm, nhưng mn vẫn có thể chọn được. Đây là chức năng xác định chính xác bài viết sẽ nhận danh mục nào làm chính, các danh mục đã chọn bên trên chỉ là vệ tinh.

10. Nhập ít nhất 5 tag cho bài viết:

Đúng vậy, tag là mấu chốt của vấn đề soạn thảo (viết bài), 1 bài viết có tối thiểu 5 tag. Vậy tag là gì? Trong bài viết của mọi người sẽ có rất nhiều “Từ khoá”, ví dụ chúng ta có 1 đoạn văn này: “Trường hợp nếu các nàng da thường hay da dầu (nhưng vừa phải), và không phải ra đường nhiều thì có thể cân nhắc sử dụng ké dòng kem chống nắng của những nàng da khô được luôn. 2 dòng ngon lành mình ưu tiên giới thiệu nè: ZO Skin Health Broad – Spectrum SPF 50 118 gram (gần 2 triệu) và IS Clinical Eclipse SPF 50+ 100gram (hơn 1 triệu)”. Phân tích ra, chúng ta sẽ nhặt được trong đoạn văn này các từ khoá sau: ZO Skin Health Broad, IS Clinical Eclipse SPF, ZO Skin Health Broad – Spectrum SPF 50, IS Clinical Eclipse SPF 50+. Tổng cộng trong đoạn văn trên sẽ tìm đc 4 từ khoá, là các danh từ chung hoặc riêng.

10.1. Từ khoá là quan trọng

Trong chế độ nhập từ khoá (tag) cho bài viết, mn gõ từ khoá cần thiết và bấm Enter, hệ thống tự động ghi nhận.

11. Chọn ảnh đại diện:

Ảnh đại diện rất cần thiết cho bài viết, mỗi ảnh đại diện phải đủ to, đủ rõ ràng để thể hiện được bài viết. Một ảnh đại diện có kích thước trung bình từ trên 1280 x 720 pixel (kích thước tầm ~200KB). Ảnh đại diện có thể tìm trên Google, Pexels, Pinterest, Facebook,…. nếu cần giúp đỡ về chỉnh sửa ảnh (kích cỡ, giảm dung lượng hình) thì có thể liên hệ với AD

11.1. Upload files & Media Libary

Mn có thể sử dụng 2 tính năng: Upload files (nếu đó là file mới tinh, chưa upload lên website bao giơ), và Media Libary (Thư viện hình ảnh có sẵn) để sử dụng hình cho bài viết. Ngoài ra lưu ý phải có text mô tả chút xíu về tấm hình đó nhé mn.

12. Viết mô tả ngắn gọn cho bài:

Phần này không mấy quan trọng, thường thì hệ thống sẽ trích khoảng 160 từ ra làm mô tả cho bài viết, nhưng nếu mn thích chỉnh sửa mô tả theo ý của mình thì có thể tự viết mô tả cho sang chảnh. Lưu ý: mô tả ngắn gọn có số từ <= 160, chứa 1 trong các “từ khoá” quan trọng của bài viết là tuyệt vời nhất.

13. Chọn phong cách cho bài viết:

Phần này hệ thống đã để mặc định, ăn theo phần 6 bên trên. Nhưng nếu bài viết của bạn có post format là video hoặc audio thì bạn có thể chọn phong cách theo 2 mẫu trên. Cứ thử rồi sẽ thấy khác biệt giữa các phong cách.

Tổng kết

Như vậy là mình đã giới thiệu với mn 13 chức năng khi viết bài, một số tính năng ko giới thiệu thì để mn tự tham khảo và khám phá. Mọi câu hỏi các bạn có thể viết bình luận ở bên dưới để cùng mình phát triển thêm nội dung cho bài viết này nhé.

Thân ái!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.