Trang chủ Tiểu thuyết Tập viết Phác thảo ý tưởng trong Lập dàn ý để viết truyện

Phác thảo ý tưởng trong Lập dàn ý để viết truyện

17742
0

Phác thảo ý tưởng là quá trình tạo ra một bản tóm tắt hoặc một bản vẽ sơ đồ của các ý tưởng chính và mối quan hệ giữa chúng trước khi bạn bắt đầu viết truyện.

Phác thảo ý tưởng trong Lập dàn ý để viết và viết
Phác thảo ý tưởng trong Lập dàn ý để viết và viết

Phác thảo ý tưởng được sử dụng với những mục đích:

Tổ chức ý tưởng: Phác thảo ý tưởng giúp bạn tổ chức ý tưởng của mình một cách hợp lý và có cấu trúc. Bằng cách xác định các ý tưởng chính và mối quan hệ giữa chúng, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy cách chúng liên kết với nhau.

Lập kế hoạch: Phác thảo ý tưởng là một cách hiệu quả để lập kế hoạch cho một dự án hoặc một bài viết. Bằng cách xác định các bước cần thiết và sắp xếp chúng một cách logic, bạn có thể dễ dàng nhận ra các bước tiếp theo cần thực hiện.

Tạo ra một hướng dẫn: Phác thảo ý tưởng có thể được sử dụng để tạo ra một hướng dẫn hoặc một bản tóm tắt cho một dự án hoặc một quy trình cụ thể. Điều này giúp bạn truyền đạt ý tưởng của mình một cách dễ dàng và rõ ràng cho người khác.

Định hình ý tưởng: Phác thảo ý tưởng cũng giúp bạn định hình và phát triển ý tưởng của mình. Bằng cách diễn giải ý tưởng của mình thành các ý chính và chi tiết, bạn có thể phát triển chúng thành các ý tưởng hoàn chỉnh và có cấu trúc.

Kiểm tra và sửa đổi: Phác thảo ý tưởng cung cấp một cơ hội để kiểm tra và sửa đổi ý tưởng của bạn trước khi bạn bắt đầu viết hoặc thực hiện dự án. Bằng cách nhìn nhận và đánh giá các ý tưởng của mình trong một bản phác thảo, bạn có thể dễ dàng nhận ra các vấn đề và điều chỉnh chúng trước khi làm nghiêm túc.

===> Gợi ý: Muốn viết truyện trinh thám hay? Đọc 7 mẹo sau

Phác thảo ý tưởng cho 1 cuốn tiểu thuyết như thế nào?

Việc phác thảo tiểu thuyết có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào phong cách và quy trình làm việc của mỗi tác giả. Dưới đây là một số bước cơ bản để phác thảo tiểu thuyết:

Ý tưởng cơ bản: Bắt đầu với một ý tưởng hoặc khung cơ bản cho câu chuyện. Điều này có thể là một cốt truyện chính, một khía cạnh của nhân vật chính hoặc một thế giới hư cấu.

Nhân vật: Xác định những nhân vật chính và phụ trong câu chuyện. Mô tả họ, bao gồm cả tính cách, mục tiêu, và quá trình phát triển trong câu chuyện.

Thế giới: Xác định bối cảnh và thế giới của câu chuyện. Điều này bao gồm cả không gian vật lý và xã hội mà câu chuyện diễn ra.

Cốt truyện: Xác định cốt truyện chính và các sự kiện quan trọng trong câu chuyện. Điều này có thể bao gồm cả các khúc mắc và giải quyết trong cốt truyện.

Cấu trúc: Xác định cấu trúc tổ chức của tiểu thuyết, bao gồm các phần chia của câu chuyện (ví dụ: phần mở đầu, phần chính, và phần kết).

Phác thảo chi tiết: Phác thảo từng phần của câu chuyện, bao gồm cả các cảnh quan trọng và các đoạn văn mô tả.

Phát triển nhân vật và cốt truyện: Phát triển sâu hơn các nhân vật và cốt truyện, bao gồm cả việc xây dựng mối quan hệ giữa nhân vật, và phát triển tình tiết phụ.

Kiểm tra và điều chỉnh: Đọc lại phác thảo và chỉnh sửa để cải thiện cấu trúc, ngữ pháp, và logic của câu chuyện.

Nhớ rằng, quy trình này có thể thay đổi tùy thuộc vào cách tiếp cận cá nhân của mỗi tác giả. Đôi khi, việc phác thảo cũng có thể bắt đầu từ việc viết các ý tưởng và cảm xúc chưa cần sắp xếp theo trật tự cốt truyện cụ thể.

Cách phác thảo ý tưởng dành cho cá nhân bạn

1. Bạn sẽ viết dàn ý ra giấy hay gõ máy? 

Nếu bạn viết dàn ý cho riêng mình, hãy chọn cách nào hiệu quả nhất với bạn. Nếu làm bài tập viết dàn ý, bạn cần làm theo hướng dẫn của giáo viên.

Bạn sẽ viết dàn ý ra giấy hay gõ máy? 
Bạn sẽ viết dàn ý ra giấy hay gõ máy
  • Một số người nghĩ ra ý tưởng tốt hơn khi họ viết trên giấy. Ngoài ra, bạn có thể dễ dàng vẽ sơ đồ hoặc các dẫn chứng để hình dung ra các khái niệm của chủ đề. Tuy nhiên, có thể bạn sẽ mất thời gian hơn khi viết trên giấy, và trông nó cũng không được gọn gàng.
  • Đánh máy có thể dễ hơn nếu các ghi chép của bạn đã có sẵn trong máy tính, vì bạn có thể sao chép và dán vào dàn ý. Tính năng sao chép và dán cũng cho phép bạn dễ dàng sắp xếp lại các phần trong dàn ý nếu cần thiết. Ngoài ra, nếu đánh máy thì bạn cũng sẽ dễ sao chép thông tin từ dàn ý và dán vào bài làm. Tuy nhiên, bạn sẽ khó ghi chú bên lề trang giấy hoặc vẽ ra các sơ đồ.

Chú ý: Phần mềm ai.typing giúp bạn dễ dàng phác thảo ý tưởng và lập dàn ý. AI.TYPING gợi ý cho bạn những ý tưởng cho câu chuyện của bạn thêm hấp dẫn

typing.vn

2. Thu hẹp phạm vi chủ đề. 

Dàn ý giúp bạn sắp xếp các suy nghĩ, ý tưởng hoặc các nghiên cứu liên quan đến một chủ đề. Nếu không có chú đề chính thì dàn ý sẽ không có tác dụng gì. Chủ đề của bạn có thể dựa vào bài tập được giao hoặc mục tiêu cá nhân.

  • Nếu bạn đang thực hiện một dự án sáng tạo như viết tiểu thuyết, xác định khái niệm, thể loại hoặc tiền đề, hãy sử dụng dàn ý để xây dựng cấu trúc của tác phẩm.
  • Ban đầu chủ đề của bạn có thể tương đối rộng, nhưng bạn cần đặt ra một hướng đi. Ví dụ, chủ đề bài luận môn lịch sử của bạn có thể là cuộc sống của người Pháp trong suốt thời kỳ chiếm đóng của Đức thời chiến tranh thế giới thứ II. Khi viết dàn ý, bạn nên thu hẹp chủ đề vào những người kháng chiến gọi là quân du kích.

3. Xác định mục đích của dàn ý

Nghĩ xem bạn hy vọng đạt được điều gì qua dàn ý này. Bạn sẽ hoàn thành bài luận được giao? Viết một cuốn tiểu thuyết? Viết một bài phát biểu? Điều này sẽ giúp bạn xác định bài luận, cuốn sách hoặc bài phát biểu đó sẽ đem đến điều gì cho người đọc. Thông thường, mục đích của dàn ý sẽ là cung cấp thông tin cho người đọc, giúp người đọc tiêu khiển hoặc chia sẻ với người đọc những suy ngẫm của tác giả.

4. Xác định đối tượng độc giả 

Lập dàn ý đôi khi là bài tập trong lớp hoặc công việc được giao, nhưng cũng có khi bạn viết dàn ý cho riêng mình để hoàn thành bài luận hoặc đạt được một mục tiêu nào đó. Nếu đây là bài tập ở trường hoặc công việc, bạn cần tuân theo cấu trúc định dạng và trình bày các ý tưởng sao cho dễ hiểu với người đọc.

  • Với bài tập ở trường, bạn cần xem lại bản hướng dẫn hoặc hỏi giáo viên. Nếu lập dàn ý cho công việc, bạn có thể dùng một dàn ý có sẵn để làm mẫu.
  • Nếu lập dàn ý cho riêng mình, bạn có thể chọn định dạng nào hiệu quả đối với bạn. Ví dụ, bạn có thể viết dàn ý bằng tốc ký.

5. Tổng hợp các ghi chép, các tài liệu hoặc dẫn chứng 

Trong nhiều trường hợp, bạn sẽ kết hợp các thông tin thu thập được qua việc tìm kiếm, ghi chép hoặc trải nghiệm cá nhân. Điều quan trọng là xem lại các thông tin này trước khi bắt tay vào viết dàn ý bởi bạn sẽ lấy các ý chính và ý phụ từ đó. Bạn có thể kết hợp một số thông tin sau:

  • Các ý tưởng được chú giải
  • Các trích dẫn
  • Các số liệu thống kê
  • Các sự kiện lịch sử

6. Động não để xác định các lập luận hoặc các ý tưởng 

Ghi lại các ý tưởng, các điểm quan trọng trong nghiên cứu và mọi câu hỏi mà bạn có thể muốn được giải đáp. Với một dự án sáng tạo, bạn có thể viết ra các ý tưởng về bối cảnh hoặc cốt truyện. Viết ra mọi thứ mà bạn có thể đưa vào dàn ý, vì sau đó bạn có thể loại bỏ chúng bất cứ lúc nào! Sau đây là một số cách để bạn sắp xếp các ý tưởng:

  • Viết tự do các ý tưởng nảy ra trong đầu bạn.
  • Tạo một bản đồ tư duy.
  • Viết các suy nghĩ của bạn lên các thẻ mục.

7. Phát triển luận điểm hoặc ý tưởng chủ đạo cho dàn ý 

Trong hầu hết các trường hợp, đây sẽ là luận điểm mà bạn sẽ sử dụng để hoàn thành sản phẩm cuối cùng, chẳng hạn như bài luận. Tuy nhiên, bạn có thể dùng một ý tưởng chủ đạo chung hoặc tiền đề khi viết dàn ý cho tác phẩm tiểu thuyết hay bản hướng dẫn ôn tập. Dàn ý sẽ dựa vào luận điểm để sắp xếp các thông tin trong các phần chính hoặc phần phụ.

  • Ví dụ, bạn có thể viết một bài luận về sự thay đổi chính sách. Luận điểm của bạn có thể là “Các nhà hoạch định chính sách nên thực hiện cách tiếp cận từng bước một khi thay đổi chính sách để giảm xung đột, cho phép điều chỉnh và khuyến khích thoả hiệp”. Mỗi lý do được liệt kê trong luận điểm của bạn sẽ trở thành một ý chính trong dàn ý.

Lời khuyên

  • Viết ngắn gọn và đơn giản. Dàn ý không cần văn phong trau chuốt; nó chỉ cần nêu lên được luận điểm của bạn.
  • Đừng ngại ngần loại bỏ các thông tin không liên quan khi bạn nghiên cứu về chủ đề và thu hẹp trọng tâm.
  • Bạn cũng có thể sử dụng dàn ý như một công cụ học thuộc lòng!. Chọn các từ ngữ súc tích để gợi nhắc về một khái niệm.
  • Bạn có thể dùng phần mềm chuyên dụng hoặc chương trình hiệu chỉnh văn bản để sắp xếp dàn ý tự động. Ví dụ, Microsoft Word có tính năng cho phép bạn tạo văn bản dàn ý hoặc định dạng theo ý muốn.
  • Mỗi cấp độ của dàn ý nên thụt đầu dòng vào 0.5 -1 inch (1,3 – 2,5 cm) so với cấp độ trước đó để dễ nhận ra từng cấp độ. Lưu ý rằng điều này có thể không hiệu quả lắm nếu bạn viết câu đầy đủ.
  • Nếu bạn tìm được bằng chứng trái chiều với lập luận của bạn thì đừng bỏ qua. Hãy đưa nó vào dàn ý, và dùng các bước phụ để tóm tắt lý lẽ phản biện của bạn.
  • Nhìn chung, bạn nên tránh chỉ đưa một ý hoặc một ý phụ cho bất cứ cấp độ nào trong dàn ý. Nếu đã có ý A, bạn cần có thêm ý B hoặc A’ vào cấp độ đó.
  • Dàn ý không phải là bài luận ở một hình thức khác. Bạn chỉ viết các ý chính chứ không phải tất cả các chi tiết.

Type tổng hợp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.