Mỗi khi cơn tức giận nổi lên, hãy suy nghĩ về những hậu quả – Khổng Tử

1. Nhiều người cho rằng bộc lộ hết những gì suy nghĩ là thẳng tính, nhưng nhớ rằng bộc lộ hết ra không phải thẳng tính mà là thiếu giáo dục.

2. Lời nói ra như bát nước hất đi không bao giờ lấy lại được, đừng nói cho sướng mồm rồi tự mình làm khổ mình, tự mình làm mất cơ hội của bản thân, tự mình hủy hoại đi mối quan hệ đang có.

3. Cũng đừng xuề xòa nghĩ rằng người ta sẽ mau quên thôi mà thích nói gì thì nói. Có thể bạn mau quên, nói ra rồi thì không thèm nhớ gì về những gì đã nói, nhưng với người nghe thì khác, đặc biệt nếu bạn còn chạm vào nỗi đau người khác thì chẳng ai quên được đâu. Đừng vô tư thái quá mà thiếu tế nhị.

4. Ngàn vạn lần đừng quyết điều gì khi nóng giận. Có người bình thường không có chuyện gì còn chẳng nghĩ suy thấu đáo được, huống chi là khi con tim đang “to mồm”. Hành động ngu xuẩn khi nóng giận chả khác nào đặt não xuống mông.

5. Người bản lĩnh sẽ biết chế ngự được cảm xúc biết điều gì phải, điều gì là không nên. Còn người mà nóng giận dễ dàng bộc lộ ra ngoài, dễ dàng buông lời mạt sát người khác, thì suy cho cùng cũng chỉ đang thể hiện bản năng phần “con” của mình mà thôi.

6. Học cách ngậm miệng, lắc não trước khi nói, hay hành động bất kỳ điều gì mà bản thân không vui. Đừng để tay nhanh hơn não mà đẩy mọi chuyện đi xa, rồi than thở xin lỗi. Nhiều cái lỗi không xin được nổi đâu. Cũng đừng lạm dụng lời xin lỗi, thành ra nhàm! Đừng nghĩ xin lỗi là xong chuyện, và cũng đừng nghĩ cứ bù đắp là được. Đừng nói là có những chuyện không thể bù đắp được, nó còn không thể hiện được bạn hối lỗi mà chỉ cho thấy bạn là người thiếu nhẫn nại.

7. Nếu cảm thấy mình không thể kiềm chế được mà dễ nói ra những lời không hay thì đứng lên đi ra ngoài, thoát ra khỏi không gian khiến bản thân ngột ngạt. Thay đổi trạng thái sẽ khiến bạn tốt hơn.

8. Cảm xúc là kẻ thù số một của thành công. Đừng biến mình thành nô lệ của cảm xúc. Chế ngự được cảm xúc mới là bản lĩnh. Còn nếu không có được bản lĩnh đấy thì hãy nghĩ đến hậu quả sau khi nói. Và cũng nhớ rằng bạn không phải cái tâm của vũ trụ mà thích phát ngôn gì cũng được.

Ông bà có dạy “lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, câu nói này luôn đúng trong mọi hoàn cảnh. Đặc biệt khi nóng giận, chúng ta càng cần phải lựa lời mà nói. Nhưng nói thì dễ, có mấy ai có thể làm được điều này, thế nên nếu không thể kiểm soát được lời nói trong lúc nóng giận, thì hãy tìm cách ra khỏi không gian đó, khi bình tâm lại mới tìm hướng giải quyết sau.

Hãy từ từ học cách kiểm soát cảm xúc, cũng như cơn nóng giận. Thể hiện sự nóng giận ra ngoài, đúng là sẽ thấy thoả mãn ngay lập tức. Thế nhưng hậu quả sau đó thì sao? Khi bình tĩnh lại liệu bạn có thể xoa dịu, hay chỉ là cảm xúc hối hận, xấu hổ ê chề? Một lần thì còn có thể hiểu, như nhiều lần như thế thì sẽ như giọt nước tràn ly không gì cứu vãn được. Đã bao nhiêu lần bạn lâm vào tình cảnh như thế? Lựa chọn thay đổi hay vẫn tiếp tục làm nô lệ của cảm xúc là do bạn.

Via (Sưu tầm)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.