Những thủ thuật khi nói chuyện với người khác, giúp bạn đi tới đâu thu phục lòng người tới đó.

1/ Khen, khen, khen và khen. Ai cũng có một điểm mạnh gì đó để bạn có thể khen ngợi. Một mái tóc, một khuôn mặt, một chiếc áo, quần mới cho tới tính cách, hành động của người đó. Những lời khen sẽ giúp đối phương thoải mái trước bạn hơn.

2/ Biết cách lắng nghe. Trong cuộc sống này, ai cũng có hàng tá những vấn đề muốn được chia sẻ, ai cũng thích được nói được bộc lộ quan điểm. Chuyện bạn nên làm là ngồi im một chỗ và lắng nghe. Tin tôi đi, vài ba câu chuyện nhỏ cũng có thể hé mở về suy nghĩ, quan niệm sống của một người. Không đi đâu mà thiệt!

3/ Tôn trọng người khác. Tôn trọng không phân biệt giàu nghèo, hèn kém. Đừng cho là mình có địa vị, có học thức hay mình xinh, mình nhiều tiền mà coi khinh người khác. Điều đó chỉ thể hiện bạn là kẻ “rỗng não” mà thôi, không sớm thì muộn đồng đội chiến hữu hay ngay cả người thân cũng rời xa bạn.

4/ Đừng áp đặt suy nghĩ của mình vào người khác. Đừng quyết định thay cho đối phương. Mỗi người có những lí lẽ riêng, ta không ở trong vị trí của họ nên mọi sự ta đâu rõ hết. Không chung quan điểm thì không tranh cãi, tôn trọng và im lặng. Thế là đủ!

5/ Tiền bạc phân minh, ái tình dứt khoát. Hạn chế vay mượn, tuyệt đối không lần khất, mập mờ. Nợ ai thiếu ai nhất quyết phải trả. Cái người đó cho mình không phải chỉ là tiền đâu, mà thực chất nó còn là lòng tin. “Một lần bất tin, vạn lần bất tín”.

6/ Nói chuyện hài hước. Nếu bạn là một người có khả năng gây cười thì bạn đã có ưu thế rất nhiều lần so với những người khác. Nụ cười đưa con người ta sát lại gần nhau hơn, rộng mở hơn. Từ đó, người đối diện cũng dễ tâm sự những nỗi lòng.

7/ Đối xử một cách chân thành. Đừng quan tâm nồng nhiệt, săn đón người khác chỉ vì một mục đích nhất thời. Đừng lợi dụng người khác mà gây tổn thương cho họ. “Qua cầu rút ván” là cách sống cực kì tồi. Đó là lối sống chộp giật, lợi lộc mà về lâu về dài nhân cách của mình cũng sẽ thối rữa. Một đời ngắn lắm, sao không yêu thương nhau mà cứ phải làm nhau đau?

Nói nhiều lời, không bằng nói ít lại. Khi nói chuyện, đừng cố gắng tranh nói, đừng cố gắng nói quá, đừng cố gắng khoe khoang, cũng đừng nói dối. Người xưa có câu “Uốn lưỡi bày lần trước khi nói” là vì thế, nói phải nghĩ trước, phải hiểu đối phương để nói vừa lòng nhau, chứ một chút lỗi nhỏ trong giao tiếp cũng khiến bạn “mất điểm” hay bị đánh giá “kém cỏi” rồi.

(Sưu tầm)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.