Những câu chuyện giết người.
Viết về tội ác quả thật là một loại quái vật khác hẳn, và tôi đã nhận ra điều đó trong quá trình viết cuốn “Desecration” (tạm dịch: “Giải thiêng” hoặc “Phản thần”) vào năm ngoái.
Bí ẩn của những vụ án sát nhân cần các tình tiết rất phức tạp, bạn cần phải xây dựng các tuyến nhân vật đa dạng, những nhân vật mà đến lúc nào đó có thể chịu trách nhiệm, và bạn cần phải có một “vòng xoáy” (spin) chính để có thể nổi bật ở thể loại phổ biến này. Trong bài đăng hôm nay, tác giả trinh thám Luke Preston sẽ chia sẻ một số mẹo của mình.
Lọt vô tốp 30 này là được rồi Không cần hơn
Nếu bạn muốn viết một cuốn tiểu thuyết trinh thám, tốt nhất là bạn nên chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc đối đầu. Sẽ có người ghét bạn và bạn chẳng thể làm được gì về điều đó.
Họ sẽ ghét bạn vì giết chết những nhân vật mà họ yêu thích, họ sẽ “giảng đạo” cho bạn vì sử dụng những từ ngữ không hay và họ sẽ phẫn nộ với bạn khi bạn đưa họ đến với những nơi mà họ cảm thấy các niềm tin và giá trị của mình bị thách thức. Nếu bạn không thích vướng vào một cuộc đối đầu, vậy mời bạn viết về điều gì đó khác. Nhưng, nếu bạn thích để cho các khớp ngón tay của mình nhuốm máu, vậy thì bạn đã đến đúng nơi rồi đấy!
Sáng tác là một việc khó khăn, và để tìm kiếm lối đi của bản thân thông qua ngôn từ thì phải cần cả một lượng thời gian khổng lồ. Sau đây là 7 mẹo mà tôi ước ai đó đã chỉ tôi vài năm trước khi tôi đặt bút sáng tác sớm hơn.
7 mẹo hay để viết truyện trinh thám
1. Đừng nhàm chán
Tội ác tồi tệ nhất mà một người viết văn có thể phạm phải đó là việc trở nên nhàm chán. Tôi thà ngồi tù nghiêm trọng cho việc sát nhân còn hơn là bị buộc tội nhàm chán. Nếu một cuốn tiểu thuyết trinh thám trở nên nhàm chán, sẽ có khả năng rất cao rằng nguyên nhân là do tác giả đã cảm thấy chán trong khi đang chấp bút tạo nên những ngôn từ gây nghiện. Một lời khuyên tồi tệ nhất mà tôi đã từng nghe, và nó luôn gây phiền phức mọi lúc như một câu thần chú 12 bước, đó là “Hãy viết những gì bạn biết”. Nó là điều vớ vẩn, đừng bao giờ viết những gì bạn biết, mà viết về những điều khiến bạn phấn khích ấy. Hãy làm điều đó và sự phấn khích ấy sẽ thể hiện trên trang truyện của bạn và kích thích độc giả.
2. Làm người đọc nghẹt thở ngay từ trang đầu tiên và đừng bao giờ dừng việc đó lại.
Trong bất cứ câu chuyện nào, câu văn, đoạn văn, trang hoặc chương đầu có thể rất trọng yếu và sáng tác trinh thám cũng không ngoại lệ. Hãy bắt đầu câu chuyện như một cú nổ của súng ngắn lúc nửa đêm.
Đây là một số dạng mở đầu đã có hiệu quả đối với tôi trong quá khứ.
Mở đầu Hành động: Bắt đầu cuốn tiểu thuyết với tình cảnh hiểm nghèo về thể chất hoặc tinh thần của người anh hùng.
Mở đầu Hồi tưởng: Bắt đầu với khoảnh khắc cao trào đâu đó trong câu chuyện sau này và hồi tưởng lại những sự việc dẫn đến nó.
Mở đầu kiểu “Ngày đầu tiên đi làm”: Một cách tốt để giới thiệu thế giới cho độc giả là để họ khám phá thế giới ấy dưới cái nhìn của người anh hùng. Họ có thể, như tiêu đề gợi ý, là đang bắt đầu một công việc mới, hoặc họ có thể vừa chuyển đến thị trấn chẳng hạn.
Mở đầu kiểu “Người hùng mỗi ngày”: Nhân vật chính của bạn đang tiếp tục những công việc như mọi ngày và một vài sự việc xảy ra dẫn đến việc bất chợt xoay chuyển họ theo một hướng đi khác.
Hành động ngoại cảnh: Sự kiện hành động ngoại cảnh có thể là một vụ cướp, hoặc một vụ giết người, hay có thể là bất cứ vấn đề nào không liên quan đến người anh hùng của truyện.
Đừng bao giờ bắt đầu với việc miêu tả thời tiết. Trong một cuốn tiểu thuyết trinh thám, nếu bạn mở đầu bằng việc miêu tả thời tiết thì tôi sẽ cho rằng thời tiết đã giết chết ai đó.
3. Có một vụ án
Nếu bạn đang viết một cuốn tiểu thuyết trinh thám về những điều xấu xa và tồi tệ, thì việc lấy nguồn gốc từ sự điên loạn ẩn sâu trong tâm hồn cần được giải phóng. Một cuốn tiểu thuyết trinh thám mà không có một vụ án tội ác thì không được gọi là tiểu thuyết trinh thám, và một kẻ sát nhân đơn giản tầm thường sẽ không bao giờ có hiệu quả. Hãy cho nhân vật phản diện của bạn những lý do độc đáo và chồng chéo mâu thuẫn về việc vì sao kẻ đó trở thành tội phạm. Kẻ phản diện trong một câu chuyện thường sẽ chẳng bao giờ biết mình là kẻ xấu. Trong câu chuyện của hắn, hắn là người tốt đại diện cho chính nghĩa. Nhân vật chính diện của bạn chỉ càng mạnh mẽ khi thế lực đối đập phản diện mà anh ta đối đầu càng lớn. Hãy đặt họ trong tình thế đối đầu vì điều gì đó.
*Ghi chú: Một kẻ sát nhân không bao giờ giết người bởi vì hắn điên loạn, mà luôn luôn sẽ có một lý do đằng sau.
4. Đừng viết những nhân vật dễ mến
Không một ai thích những nhân vật dễ mến cả. Họ có thể nghĩ rằng mình thích và có thể sẽ tin là mình thích, nhưng thực chất là không. Điều mà họ thích là những nhân vật có tính cách thú vị. Những nhân vật mà có thể mắc sai lầm, cũng có khi suy nghĩ nhanh nhẹn và táo bạo, những nhân vật có khuyết điểm, chứ không phải là những nhân vật hoàn hảo dễ mến. Dễ mến là một điều nhàm chán. Tiểu thuyết trinh thám luôn ngập tràn những kẻ khốn nạn, những người đàn ông hoang dã, những người phụ nữ khả nghi và những lũ khốn hai mang lừa dối. Câu hỏi được đặt ra về bản chất của những nhân vật hiện diện trong mỗi trang của một cuốn tiểu thuyết trinh thám đó là, làm thế nào để bạn có thể nắm bắt được trái tim của những độc giả và giữ họ tiếp tục lật tiếp những trang tiếp theo?
Câu trả lời chính là sự đồng cảm.
Sự đồng cảm khác với việc yêu mến. Kể cả những kẻ phạm tội phản bộ lớn nhất, nghiêm trọng nhất cũng sẽ cảm thấy kinh tởm và khinh thường một kẻ giết người hàng loạt. Nhưng chúng ta lại thích thú hơn bao giờ hết khi được đọc từng trang từng trang một về một kẻ sát nhân hàng loạt nào đó đang lang thang lùng sục khắp các ngõ ngách thành phố Florida, tìm kiếm thú vui từ việc giết người và làm những việc như nhân vật Dexter đã làm trong các sê-ri của Jeff Lindsey. Người đọc không lật từng trang viết vì họ thích Dexter hay tin vào nguyên nhân của hắn. Họ làm điều đó vì họ đồng cảm với Dexter – hắn chỉ là một người đàn ông mong muốn được hòa nhập.
Sau đây là một số cách để tạo ra sự đồng cảm:
- Tạo nên người hùng vui tính
- Để cho nhân vật người hùng trở thành một nạn nhân
- Đặt người anh hùng trong một tình huống khó xử, tiến thoái lưỡng nan và buộc phải lựa chọn
- Thể hiện hình tượng người anh hùng là một người có những kỹ năng khá cao.
- Cho thấy lòng vị tha của người anh hùng
5. Phần kết “Tát thẳng vào mặt”
Kết thúc một kẻ giết người cũng quan trọng như việc mở đầu cho kẻ giết người ấy. Người đọc đã đủ tốt để mua tiểu thuyết của bạn và đọc chúng xuyên suốt đến những trang cuối cùng, vì vậy hãy cho họ một kết thúc mà có thể đánh gục họ (và khiến họ phải lập tức ra ngoài để tìm mua cuốn tiểu thuyết tiếp theo của bạn).
Những kết thúc tuyệt vời là cho người đọc những gì mà họ muốn, nhưng không theo cách mà họ mong đợi. Đọc thì có vẻ đơn giản nhưng thực chất không phải vậy. Hãy nghĩ đến một phần kết có cấu trúc như một sự thu nhỏ của kịch bản 3 phần gồm giai đoạn những nút thắt và cao trào, giai đoạn đảo ngược tình thế, giai đoạn thất bại và lập ra kế hoạch mới. Và khi câu chuyện của bạn đã hết, hãy kết thúc nó! Người đàn ông có một chiếc xe khá ngầu và nói những đoạn hội thoại 3 dòng có vẻ sâu sắc ở đoạn mở dầu câu chuyện: mặc kệ việc xuống địa ngục của anh ta – chúng tôi không quan tâm đến việc anh ta kết thúc ở đâu và như thế nào. Như ông hoàng của phim “B”, Roger Corman từng nói: “khi con quái vật chết, bộ phim cũng kết thúc”.
6. Hãy để cho bản thân dính vào một cuộc ẩu đả
Ra khỏi văn phòng, bước xuống đường và bắt đầu một cuộc ẩu đả. Tôi không quan tâm là với ai. Cũng không quan tâm vì cái gì. Bạn không thể hi vọng trở thành một nhà văn mà không dấn thân vào thế giới thực và để cho những khớp ngón tay cũng như trái tim bạn trầy xước. Đừng trốn bên trong thế giới mà hãy trở thành một phần của thế giới, trải nghiệm những thất vọng cũng như những khải hoàn, sự giận dữ và cả những sự đau lòng tuyệt vọng của nó, và rồi trút hết lên những trang viết.
7. Câu chuyện của bạn nói về cái quái gì?
Ừ thì, câu chuyện của bạn nói về cái quái gì trong đấy vậy?
Đây là câu hỏi mà bạn cần phải tự vấn mỗi ngày khi bạn viết chữ này tiếp nối chữ khác cho đến những con chữ cuối cùng. Tôi không nói đến ý tưởng khái niệm mà bạn thường nói như tiểu thuyết của bạn về một gã nào đó, từ một nơi nào đó, đã làm cái này và rồi cái kia xảy ra. Cái tôi muốn nói ở đây là, câu chuyện của bạn nói về cái gì ở ý nghĩa sâu xa hơn. Nó có ý nghĩa như thế nào với bạn? Bạn đang nói gì về thế giới hiện tại đằng sau câu chuyện của bạn? Thật sự thì nó nói về cái quái gì?
Chính động lực ẩn giấu, chôn sâu trong tiềm thức của bạn là điều thúc đẩy bạn thức dậy sớm và đi ngủ khuya chỉ để trút hết những con chữ vào câu chuyện. Một số trong chúng ta viết về sự phẫn nộ, và một số khác lại viết về nỗi buồn. Cách duy nhất để khẳng định rõ bạn đang thật sự viết về cái gì là việc ngồi tại một vị trí quen thuộc với cây bút trong tay và bắt đầu viết ra một danh sách:
- 10 điều khiến bạn giận dữ
- 10 điều khiến bạn buồn
Hãy nghĩ về những điều gần gũi với bạn nhất và đưa những đặc điểm ấy vào nhân vật chính của bạn. Bruce Wayne không phẫn nộ vì bố mẹ mình bị giết (mặc dù tôi khá chắc rằng điều đó làm anh ta khó chịu), điều khiến anh ta nổi giận chính là việc con người không chịu trách nhiệm cho những hành động của bản thân. Vì lí do đó, anh ta trở thành một anh hùng giấu mặt ngoài vòng pháp luật (vigilante). Đó là điều thật sự trong trái tim của Batman. Và cho dù bạn biết về nó hay không, thì vẫn luôn có điều gì đó trong tận sâu thẳm trái tim câu chuyện của bạn và nếu bạn có thể định nghĩa được nó, bạn có thể phát triển cũng như khám phá nó với quyền kiểm soát trong tay.
Những điều tôi đã nói từ đầu đến bây giờ chỉ là một số ít điều đã giúp đỡ tôi qua những năm tham gia vào “trận chiến ngôn từ”, hãy lấy những điều gì bạn có thể lấy được và loại bỏ những gì bạn sẽ loại bỏ. Ngôn từ đến với mỗi người theo cách khác nhau. Đôi khi nhanh, đôi khi chậm, nhưng cũng có khi sẽ chẳng bao giờ đến. Trong những thời điểm đen tối ấy và giữa những trang giấy trống rỗng, hãy luôn nhớ rằng nếu bạn chờ đợi, và nếu bạn kiên nhẫn, những con chữ sẽ luôn luôn tìm đến bạn.
Luke Preston dành phần lớn khoảng thời gian những năm 20 của mình để sống như một nhà văn tự do, một điều tra viên tư và nghe nhạc rock ‘n roll. Anh ta là tác giả của cuốn “Tom Bishop Rampages”, “Dark City Blue” và phần tiếp theo “Out of Exile” mà bạn có thể tìm thấy ở đây.
Văn của Luke ảnh hưởng bởi AC/DC và Johnny Cash hơn là bởi Richard Stark và Raymond Chandler. Anh có bằng Thạc sĩ ngành Biên kịch của trường Cao đẳng nghệ thuật Victorian và không hề có ý định chuyển đến một căn lều ở một nơi đồng không chẳng ai biết đến. Anh ta thích hệ thống giao thông tệ hại, những hàng xóm ồn ào, bia rẻ tiền, những quán bar ồn ào và đã từng vài lần biết đến về việc hú dưới ánh trăng. Thành quả của Luke được công nhận bởi Giải thưởng The Inside Film (The Inside Film Awards), giải MTV và Giải ATOM (The ATOM Awards).
Theo https://type.vn/muon-viet-truyen-trinh-tham-hay-doc-7-meo-sau-14689.ty