Trang chủ Đời sống Võ cổ truyền Việt Nam và những điều bạn nên biết

Võ cổ truyền Việt Nam và những điều bạn nên biết

2373
0
Quảng cáo

Võ cổ truyền Việt Nam là di sản văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, ra đời, tồn tại và phát triển song hành cùng cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước. Võ cổ truyền Việt Nam không chỉ đơn thuần là những bài võ nhằm rèn luyện kỹ năng, thể chất của con người, nâng cao khả năng tự vệ, hướng tới sự hòa hợp về thể chất và tinh thần của con người mà thông qua việc tập luyện Võ cổ truyền Việt Nam còn khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tinh thần thượng võ và tính nhân văn của con người Việt Nam.

Trong các hoạt động lễ hội truyền thống những ngày Tết nguyên đán này ở Việt Nam không thể thiếu các hoạt động của võ cổ truyền dân tộc. Tập hợp những tinh hoa võ thuật dân tộc, đúc kết sáng tạo trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, võ cổ truyền là niềm tự hào của dân tộc Việt, nhanh chóng lan tỏa ra khắp thế giới được bạn bè quốc tế ngưỡng mộ.

Võ cổ truyền Việt Nam hình thành và phát triển gắn liền với truyền thống lao động cần cù, tính hiếu học và tinh thần thượng võ của dân tộc trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của Lịch sử, Võ cổ truyền Việt Nam vẫn tồn tại và phát triển dưới nhiều hình thức và cách thức khác nhau, được truyền bá và lưu giữ từ đời này qua đời khác trong mỗi gia đình, dòng tộc cũng như các võ đường, lò võ trên các vùng miền của đất nước.

Cũng qua những thăng trầm của sự phát triển đó, Võ cổ truyền Việt Nam đã thấm sâu vào máu thịt, vào tư tưởng, vào hành động của mọi người, trở thành một mảng văn hóa tinh thần đầy tự hào của nhiều thế hệ người Việt Nam. Nhân dân ta đã dùng võ để rèn luyện thân thể, nâng cao khả năng tự vệ, tôi luyện ý chí sắt đá và ứng dụng trong các trò chơi, lễ hội để tăng cường sự giao lưu trong cộng đồng.

Võ cổ truyền Việt Nam dùng để chỉ những hệ phái võ thuật lưu truyền trong suốt trường kỳ lịch sử của dân tộc Việt Nam, được người Việt sáng tạo và bồi đắp qua nhiều thế hệ, hình thành nên kho tàng những đòn, thế, bài quyền, bài binh khí, kỹ thuật chiến đấu đặc thù. Với những kỹ pháp võ thuật này, người Việt Nam đã dựng nước, mở mang và bảo vệ đất nước suốt trong quá trình lịch sử Việt Nam.

Về danh xưng “Võ cổ truyền Việt Nam”, theo võ sư Võ Kiểu, nguyên tổng thư ký Liên đoàn Quyền thuật miền Trung: “Võ ta đã gắn bó với dân tộc ta từ hàng ngàn năm qua, nó mang một vẻ đẹp không môn phái nào trên thế giới có được, nó không chỉ là một môn võ phòng thân, chống lại bao giặc thù hàng ngàn năm qua mà còn là một lối sống, một nhân sinh quan, một tư tưởng vô cùng quan trọng trong hệ thống tư tưởng Việt Nam. Đánh mất tên gọi “võ ta“, là chúng ta đã vô tình đánh mất luôn cả cái hệ tư tưởng Việt Nam quý giá ẩn chứa trong môn võ vô cùng đẹp này!” Võ sư Võ Kiểu còn cho rằng việc thay thế danh xưng “Võ Ta” bằng tên gọi “võ cổ truyền Việt Nam”có thể “vô tình đánh mất luôn cả hệ tư tưởng Việt Nam quý giá ẩn chứa” trong môn võ đẹp này.”

Hiện tại võ cổ truyền Việt Nam do Liên đoàn Võ Cổ truyền Việt Nam đại diện và quản lý.

Sự tương đồng với sàn Kickboxing Super Series

Mặc dù không phát triển kĩ năng vật/khóa siết địa chiến trong luật thi đấu, nhưng luật đấu của Võ cổ truyền và Vovinam lại rất tương đồng với luật thi đấu Kickboxing Super Series tại ONE Championship. 

Luật thi đấu của Võ cổ truyền và Vovinam tập trung vào sử dụng các đòn chân để ghi điểm, các đòn tay để khống chế và dồn ép đối phương. Hai điểm khác biệt lớn nhất giữa luật Kickboxing của ONE với 2 môn võ của Việt Nam chính là các kĩ năng sử dụng gối và những đòn đá phá trụ – hai vũ khí hữu hiệu để triệt tiêu thể lực đối phương.

Tuy nhiên, không phải là do Võ cổ truyền hay Vovinam không có những kỹ thuật này, mà là do luật thi đấu tại Việt Nam có những giới hạn về kỹ thuật này, và một khi gia nhập đấu trường chuyên nghiệp, chắc chắn các võ sĩ Việt Nam sẽ thích nghi rất nhanh với những đòn đánh này. 

Việc thắng thua nhau khi đối kháng là do năng lực luyện tập và khả năng tiếp thu chứ không phải do võ sĩ đó học môn võ này hay võ kia

Theo võ sư – diễn viên Johnny Trí Nguyễn

Võ cổ truyền Việt và MMA

Sự việc võ sĩ MMA Trung Quốc Từ Hiểu Đông hạ gục võ sư thái cực quyền Lôi Lôi trong 10 giây mới đây đã khiến giới võ thuật thế giới thấy choáng váng, còn giới võ cổ truyền nóng máu khi nhiều võ sĩ MMA tuyên bố võ học truyền thống chỉ là hư danh.

Trả lời trên mạng xã hội, võ sĩ MMA Từ Hiểu Đông giải thích việc anh thách đấu với võ thuật cổ truyền không phải là muốn phủ nhận tinh hoa võ thuật cổ truyền mà chỉ muốn nhắm vào những bậc võ sư giả tạo và ảo tưởng. Đối với những người đam mê võ thuật đối kháng MMA, Hiểu Đông đã lập đại công. Còn với giới võ học cổ truyền, đây như một cú đấm mạnh vào nền võ thuật chân truyền từ ngàn năm. Trong khi đó, lượng người đến tập MMA trên thế giới ngày càng tăng….

Nếu bỏ hết luật, võ cổ truyền Việt Nam sẽ tiêu diệt MMA ngay tức khắc

MMA là môn võ thực chiến nhưng vẫn không thể so sánh với võ cổ truyền Việt Nam, theo quan điểm của võ sư Trịnh Hồng Minh.

Theo võ sư – nhà giáo – nhà nghiên cứu võ thuật Trịnh Hồng Minh thuộc môn phái Nhất Nam thì võ cổ truyền Việt Nam có rất nhiều đòn hiểm, thậm chí còn lợi hại hơn nhiều so với MMA.

Ông khẳng định: “Nếu bước lên đài mà bỏ hết luật thi đấu, võ cổ truyền Việt Nam sẽ tiêu diệt MMA ngay lập tức”.

Lý giải sâu hơn về quan điểm này, võ sư Trịnh Hồng Minh cho rằng: “Những gì mọi người vẫn nhìn thấy khi võ cổ truyền đem ra biểu diễn thực chất chỉ là một phần rất nhỏ và đó chỉ là bề nổi thôi.

Ngay cả việc thi đấu, chúng ta cũng chỉ đưa một số kỹ thuật nhất định để phù hợp với các môn thể thao còn những thế võ thực sự hóc hiểm hơn như móc xương, bẻ xương, đánh trật khớp thì hoàn toàn không được áp dụng.

Ngay cả những đòn hiểm này cũng rất ít khi được truyền dạy cho các võ sĩ trẻ mà chỉ có những võ sư tập luyện lâu lắm mới có thể sở hữu”.

Bảo tồn và phát triển Võ cổ truyền Việt Nam

Việc Bảo tồn và phát triển Võ cổ truyền Việt Nam là cần thiết và phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta, phù hợp với điều kiện thực tế trong nước, quốc tế. Ngày 3 tháng 01 năm 2014, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định về việc phê duyệt Đề án “Bảo tồn và phát triển Võ cổ truyền Việt Nam đến năm 2020”.

Võ cổ truyền Việt Nam là tổng hợp các môn phái võ của dân tộc Việt Nam đã được phát triển rộng rãi ở hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước và nhiều quốc gia trên Thế giới. Trên trường quốc tế, theo thống kê ban đầu, hiện nay trên toàn thế giới ước tính có khoảng 400 trung tâm đào tạo, huấn luyện, môn phái, võ phái, võ đường, câu lạc bộ với khoảng 900 nhà hoạt động võ thuật, võ sư chưởng môn, võ sư, huấn luyện viên và khoảng hơn 1 triệu lượt môn sinh qua các thế hệ, đã và đang theo học võ cổ truyền Việt Nam. Đến nay Võ cổ truyền Việt Nam đang được giảng dạy và tập luyện ở trên 45 nước như: Austraria (Úc), Austria (Áo), Angeria (An-giê-ri), Cambodia (Campuchia), Canada (Ca-na-đa), Szech (Cộng hòa Séc), Congo (Cộng hòa Công Gô), England (Anh), France (Pháp), Germany (Đức), Holland (Hà Lan), Italy (Ý), Japan (Nhật Bản), Laos (Lào), Luxembourg (Lúc-xăm-bua), Morocco (Ma Rốc), Philippine (Phi-lip-pin), Poland (Ba Lan), Portugal (Bồ Đào Nha), Russia (Nga), Spain (Tây Ban Nha), Switzerland (Thụy Sỹ), Turkey (Thổ Nhĩ Kỳ), USA (Mỹ), Israel (Ít-sa-ren),…

Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 4299/VPCP-KGVX ngày 10 tháng 6 năm 2015 cho phép tổ chức Đại hội thành lập Liên đoàn Thế giới Võ cổ truyền Việt Nam, Liên đoàn Thế giới Võ cổ truyền Việt Nam được thành lập ngày 08 tháng 8 năm 2015 tại Hà Nội. Liên đoàn Võ cổ truyền Việt Nam thế giới trở thành một tổ chức chính quy, hợp pháp, là một ngôi nhà chung cho cộng đồng quốc tế yêu thích môn võ thuật truyền thống này nhằm tiếp tục quảng bá sâu rộng hơn nữa những giá trị văn hoá cao đẹp của Việt Nam đến mọi châu lục.  

Tổng hợp nhiều nguồn

Quảng cáo
Bài trướcNỗi buồn của cha mẹ khi về già là gì?
Bài tiếp theo12 nhân vật trong sách dựa trên người thật
Nếu thấy bài viết của mình hay và hữu ích. Hãy chia sẻ nó tới nhiều bạn khác với nhé.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.