The Raven của Edgar Allan Poe, từ 1845 tới 2012

1313
2

“The Raven” là một bài thơ tự sự của nhà văn người Mỹ Edgar Allan Poe. Được xuất bản lần đầu tiên vào tháng 1 năm 1845, bài thơ thường được chú ý bởi tính âm nhạc, ngôn ngữ cách điệu và bầu không khí siêu nhiên.

Đôi điều về bài thơ “Con quạ”

The raven kể về chuyến thăm bí ẩn của một con quạ biết nói đến một người tình quẫn trí, lần theo dấu vết của người đàn ông dần rơi vào cơn điên. Người yêu, thường được xác định là một sinh viên, đang than thở về việc thất tình của mình, Lenore. Đậu trên bức tượng bán thân của Pallas, con quạ dường như càng làm nhân vật chính đau khổ hơn khi liên tục lặp lại từ “Nevermore”. Bài thơ sử dụng các tài liệu tham khảo dân gian, thần thoại, tôn giáo và cổ điển.

Poe tuyên bố đã viết bài thơ một cách logic và có phương pháp, với ý định tạo ra một bài thơ có thể thu hút được cả thị hiếu phê bình và bình dân, như ông giải thích trong bài tiểu luận tiếp theo năm 1846 của mình, “Triết lý của sự sáng tác”. Bài thơ một phần được lấy cảm hứng từ một con quạ biết nói trong tiểu thuyết Barnaby Rudge: A Tale of the Riots of Eighty của Charles Dickens. Poe mượn nhịp điệu phức tạp và nhịp điệu trong bài thơ “Lady Geraldine’s Courtship” của Elizabeth Barrett, và sử dụng vần điệu nội tại cũng như ám chỉ xuyên suốt.

“The Raven” lần đầu tiên được cho là của Poe trên tờ New York Evening Mirror vào ngày 29 tháng 1 năm 1845. Việc xuất bản của nó đã khiến Poe trở nên nổi tiếng trong cuộc đời ông, mặc dù nó không mang lại nhiều thành công về tài chính cho ông. Bài thơ nhanh chóng được tái bản, nhại lại và minh họa. Ý kiến ​​phê bình được phân biệt đối với tình trạng văn học của bài thơ, nhưng nó vẫn là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất từng được viết.

Từ 1845 tới 2012

Hơn 160 năm đã trôi qua, cho đến nay cái chết của Edgar Allan Poe, nhà văn, nhà thơ vĩ đại người Mỹ trong thế kỷ 19, vẫn còn là một bí ẩn lớn. Tiểu thuyết trinh thám ngắn của Edgar Allan Poe có ảnh hưởng sâu rộng đến các thế hệ sau này và ở nhiều lĩnh vực khác nhau như âm nhạc, phim ảnh, truyền hình, văn học.

Những điều bí ẩn xung quanh cái chết của ông truyền cảm hứng cho hai nhà biên kịch Ben LivingstonHannah Shakespeare viết kịch bản The Raven. 

"Con quạ" của Edgar Allan Poe 1845
Con quạ của Edgar Allan Poe 1845

1. Tác phẩm điện ảnh

Tác phẩm điện ảnh “The Raven” của James McTeigue (với sự tham gia của John Cusack, Alice Eve, Brendan Gleeson và Luke Evans) ra mắt vào năm 2012 xoay quanh hàng loạt vụ án giết người ghê rợn tại thành phố Baltimore, bang Maryland. Điều đáng sợ là các vụ án được thực hiện y hệt như những gì Edgar Allan Poe (John Cusack) miêu tả trong tiểu thuyết của mình. Cùng với viên thanh tra Emmet Fields (Luke Evans), Edgar phải tìm ra hung thủ trước khi quá muộn, nhất là khi người yêu của anh – Emily (Alice Eve) cũng chính là nạn nhân.

John Cusack trong vai nhà văn Edgar Allan Poe
John Cusack trong vai nhà văn Edgar Allan Poe

Tăm tối, rùng rợn và vô cùng kỳ bí, The Raven có cùng phong cách với bộ phim From Hell của nam diễn viên Johnny Depp trước đây. Ngoài ra, The Raven cũng có không ít tình tiết điều tra vụ án như Sherlock Holmes, các hình thức giết người như series Saw, một chút phiêu lưu của National Treasure.

V For Vendetta
Phim V For Vendetta kinh điển đây rồi

Nổi lên từ V For Vendetta hồi năm 2005, The Raven mới là tác phẩm điện ảnh thứ ba trong sự nghiệp của đạo diễn James McTeigue. Ông hoàn thành khá tốt nhiệm vụ của mình trong phim. Điều quan trọng là James McTeigue giữ được không khí hồi hộp, bí ẩn từ đầu đến cuối. Hầu hết các trường đoạn điều tra, rượt bắt tên tội phạm diễn ra trong điều hiện ánh sáng yếu ớt hoặc trong sương mù dầy đặc.

2. Đôi điều về phim “The Raven”

Có lẽ, đối với những ai yêu thích thể loại phim hành động trinh thám pha lẫn kinh dị thì “The Raven” quả thực là một bộ phim không thể bỏ qua. Rất nhiều hình ảnh trong phim có lẽ sẽ im đậm vào tâm trí của các bạn khi đã xem.

Tôi phải công nhận rằng thủ pháp làm phim của James McTeigue thật khéo léo khi ông tiếp tục sử dụng một thứ tông màu “xám” hoàn hảo vào từng chi tiết rùng rợn trong phim để có thể lôi kéo người xem bước vào một thế giới thật khủng khiếp, nơi mà bằng sự tàn bạo của mình, tên sát nhân đã hành quyết nạn nhân của mình.

Tình tiết của bộ phim diễn biến theo trình tự một cách logic nhất định, khiến cho người xem lôi cuốn vào các vụ án đầy hồi hộp & kích thích ngay từ đầu cho đến cuối bộ phim. Thật sự, bạn sẽ không thể nào đoán ra được hung thủ là ai cho đến cuối của bộ phim.

Và mình đánh giá rất cao về những bộ phim trinh thám không tiết lộ hung thủ ngay từ đầu mà sẽ để cho khán giả xem và trải nghiệm cùng các tuyến nhân vật và sự kiện trong phim.

Kết thúc của bộ phim có thể sẽ khiến cho người xem có một chút xao xuyến bồi hồi nào đó, thậm chí lại có phần bồn chồn, lo lắng cho chính bản thân mình mà sẽ không thể lý giải. Nhưng rồi sau tất cả, mọi nút thắt sẽ vẫn được tháo gỡ. Mọi cao trào của cảm xúc mà bộ phim đã mất công “dẫn dắt” bạn có thể sẽ lấy đi chút “cảm tính” trong con người bạn, và bạn sẽ cảm thấy chai lỳ hơn trong các bộ phim tiếp theo (cười nhẹ). Nhưng dẫu là gì thì bạn cũng đã thưởng thức một bộ phim quá hay, quá tuyệt vời.

Phim được trình chiếu trên Netflix (tự đề là Kẻ Săn Mồi), chúc các bạn xem phim vui vẻ!

Con quạ, nó đậu xuống rồi bay lên cùng tiếng thét.

Yên Nguyễn tổng hợp

2 BÌNH LUẬN

Trả lời mr386

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.