Trang chủ Đời sống Nỗi buồn của cha mẹ khi về già là gì?

Nỗi buồn của cha mẹ khi về già là gì?

0
Nỗi buồn của cha mẹ khi về già là gì?

Bạn có bao giờ tự hỏi nỗi buồn của cha mẹ khi về già là gì không?

Thuở ấu thơ, trong mắt trẻ, mẹ cha là người biết mọi thứ, mạnh hơn tất cả. Cha mẹ là hai ngọn núi, che chở, mang lại bình yên cho đứa con.

Nhưng có một ngày, những “ngọn núi” ấy không còn sừng sững nữa. Đó là khi bố mẹ về già. Họ có nhiều điều không dám hỏi, không dám đề cập với con. Lý do đơn giản, tuổi tác khiến họ dễ tổn thương hơn. Đó còn là vì con cái dần thay đổi, trở nên thiếu kiên nhẫn, nhiều kiến thức hơn và dần xem thường người cha, mẹ. Điều đó biến cha mẹ thành một “con nhím” thận trọng…

Câu chuyện con chim sẻ

Một buổi trưa yên tĩnh, có một đôi cha con đang ngồi dưới một tán cây bên trong một tòa nhà cao tầng. Cậu con trai dáng vẻ hào hoa, phong nhã đang ngồi đọc báo, bên cạnh là người cha tuổi đã xế chiều…

Bỗng nhiên, từ trên cao, có một con chim sẻ đang bay lừ lừ, đáp xuống gần bên bụi cỏ, người cha lầm bầm hỏi một câu: “Kia là gì vậy?”. Người con trai nghe tiếng, nhìn theo ánh mắt người cha về phía bụi cỏ, thuận miệng đáp một tiếng: “Một con chim sẻ ạ”. Nói rồi lại cúi đầu, tiếp tục đọc báo.

Người cha gật gật đầu, dường như đang suy nghĩ điều gì đó, lại quay đầu nhìn chú chim sẽ đang trong bụi cỏ, lại ngẩng đầu hỏi một câu: “Đó là cái gì?”. Người con bắt đầu cảm thấy phiền, nhíu mày, ngẩng đầu lên, giọng điệu không quá tốt: “Ba, con vừa mới trả lời đó là một con chim sẻ, ba nghe không rõ à!”. Nói xong lại tiếp tục cúi đầu đọc tờ báo trong tay.

Chim sẻ bay lên, rồi lại sà xuống đám bụi cỏ cách đó không xa, tầm mắt của người cha cũng theo chú chim, nâng lên rồi hạ xuống, nhìn chú chim dưới đất, người cha tò mò khom người xuống nhìn, lại cất giọng: “Đó là cái gì?”. Lúc này, người con trai không nhịn được nữa, gấp tờ báo lại, quay sang người cha nói: “Chim sẻ, chỉ là một con chim sẻ thôi. Ba đã hỏi hai lần rồi”. Nói xong, anh đưa tay chỉ về phía con chim sẻ dưới mặt đất, nói như đánh vần: “Chim sẻ. Một con chim sẻ”, ánh mặt giận dỗi trừng trừng nhìn người cha.

Ông lão không hề nhìn con trai, vẫn như cũ nhìn chú chim sẻ, giống như thật sự nhìn không ra đó là gì, lại hỏi lần nữa: “Đó là cái gì?”. Lần này thì người con trai quả thật là nổi giận rồi, quay sang người cha, hoa tay múa chân: “Hôm nay ba làm sao vậy. Đó là chim sẻ, một con chim sẻ. Con đã trả lời rất nhiều lần rồi. Ba không nghe thấy con trả lời sao?”.

Người cha vẫn lẳng lặng không nói, cũng không tỏ ra tức giận trước sự giận dỗi của con trai, ông bèn đứng dậy. Người con không hiểu: “Ba đi đâu đấy?”. Người cha phất phất tay, tỏ vẻ không cần đi theo, rồi chậm rãi bước vào trong nhà. Chim sẻ ở dưới đất đã bay đi rồi, cậu con trai ngồi trên ghế, gấp bỏ tờ báo xuống, vẻ mặt chán nản, ủ rũ.

Một lát sau, người cha quay lại, trong tay cầm theo một cuốn sổ nhỏ, ông đi đến chỗ ghế dài, ngồi xuống, sau đó, lật mở quyển sổ nhỏ, giở đến một trang nào đó, quay sang bảo con trai: “Con đọc đi!”. 

Nỗi buồn lớn nhất của cha mẹ già là gì?
Nỗi buồn của cha mẹ khi về già là gì

Người con trai đọc từng đoạn ghi trong sổ: “Hôm nay, tôi cùng con trai nhỏ đã ba tuổi ra công viên chơi. Có một chú chim sẻ sà xuống chỗ hai bố con, con trai tò mò hỏi đi hỏi lại đúng 21 lần rằng đây là gì, tôi cũng trả lời đủ 21 lần rằng đây là chú chim sẻ. Cả 21 lần nhưng không một lần thấy phiền lòng, chỉ cảm thấy con trai mình thật đáng yêu”.

Người cha vừa nghe con đọc, khóe mắt vừa cong lên, nở nụ cười hiền lành, tựa như đang hồi tưởng lại khung cảnh đáng yêu của cậu con trai năm nào. Còn người con trai đọc xong, trong lòng liền thấy hổ thẹn với cha, cố nén nước mắt, quay lại giang hai tay ôm chặt lấy cha. Hóa ra, ông lão hoàn toàn không phải mắc bệnh hồ đồ, chỉ là nhìn thấy chú chim sẻ làm ông nhớ lại kỷ niệm với con trai ngày xưa, nên mới cố ý hỏi con nhiều lần như vậy.

Đứa bé trai đáng yêu, ham tò mò trong cuốn sổ nhật ký năm nào nay đã trưởng thành, trở thành một người đàn ông mạnh mẽ, nhưng tình cảm giữa hai cha con lại ngày một xa cách, không còn là cậu bé lẽo đẽo theo cha hỏi đông hỏi tây không biết chán. Giờ đây, người đàn ông trưởng thành ấy chỉ biết đắm mình trong công việc, dần dần đặt người cha đáng kính xuống vị trí thấp hơn.

Một câu truyện ngắn ngủi, nhưng làm ta phải suy nghĩ nhiều: “Nếu đặt tình thân gia đình lên một cái cân, vậy tình yêu con cái dành cho cha mẹ, cùng với tình thương cha mẹ dành cho con cái, sẽ chênh lệch bao nhiêu?”.

Đại đa số người trưởng thành chúng ta sẽ làm được những điều này cho cha mẹ, giúp đỡ đôi chút việc nhà, hay là ngày nghỉ lễ hàng năm đều đặn chuẩn bị quà biếu, những thứ liên quan đến vật chất, có thể lo liệu chu toàn. Nhưng sẽ có mấy người kiên nhẫn ngồi cùng cha mẹ, ông bà nói chuyện dông dài, trả lời những câu hỏi tưởng chừng vô cùng “lẩm cẩm” của họ?

Điều cha mẹ cần không phải là vật chất nhiều bao nhiêu, mà là khi đã về già họ chỉ mong con cháu quây quần, sum vầy, ăn chung bữa cơm, chia sẻ với nhau cùng một câu chuyện… chỉ cần như vậy thôi thì nỗi buồn của cha mẹ đã được giải tỏa đi ít nhiều.

Nỗi buồn lớn nhất của cha mẹ già là gì?
Nỗi buồn của cha mẹ khi về già là gì

Chiếc điện thoại thông minh

Tôi mua cho mẹ một chiếc điện thoại thông minh. Mẹ nhờ tôi dạy cách sử dụng. Tôi đã chỉ cho bà cách tải các ứng dụng, sau đó bật máy tính lên để chuẩn bị làm việc. Thế rồi mẹ vào, bà lại hỏi về một phần mềm mới. Lát sau, khi tôi đang xoay sở với đống việc, bà ở bếp than thở vọng ra rằng bà không thể dùng được chiếc máy mới.

Dòng ý tưởng công việc bị cắt ngang khiến tôi bực dọc, tôi chạy vào bếp và gắt lên với mẹ. Bà ngước lên nhìn tôi khổ sở: “Hay là thôi, mẹ vẫn dùng điện thoại cũ”. “Tùy mẹ, mẹ muốn thế nào cũng được”, tôi sốt ruột bước ra ngoài, để mẹ một mình với cái điện thoại đời mới.

Đêm khuya hôm ấy, khi chuẩn bị đi ngủ, tôi nhận được tin nhắn của mẹ: “Con à, mẹ đã già. Mẹ quên nhanh điều người khác nói. Mẹ cũng không nhớ cả điều mẹ đã nói. Lúc nấu cơm, có khi mẹ quên cả cắm phích. Con có thể kiên nhẫn hơn với mẹ không?”.

Nỗi buồn lớn nhất của cha mẹ già là gì?
Nỗi buồn của cha mẹ khi về già là gì

Những dòng mẹ viết làm mắt tôi ướt nhòe. Tôi biết, mẹ không dám nói chuyện trực tiếp với tôi nên đã nhắn tin. Tôi dằn vặt mình: Giá có thể kiên nhẫn hơn một chút nữa.

Những ngày sau đó, mẹ không hỏi tôi về điện thoại nữa. Tự bà đã mày mò, tìm hiểu cách tải ứng dụng”.

Điều đáng buồn nhất không phải là thái độ của người con, mà là thông điệp anh đã truyền tải qua thái độ ấy, nó nhắn nhủ với mẹ anh lại rằng: Mẹ đã già rồi, và đang dần trở nên vô dụng”. Giờ đây, khi bình tĩnh nhìn lại, anh cảm thấy day dứt, vì đã để lại những vết sẹo trong lòng đấng sinh thành, làm hằn sâu thêm nỗi buồn của cha mẹ khi về già.

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version