Bài viết về 7 thói quen lười biếng thật ra vô cùng có ích hôm nay có liên quan tới sự kiện sau: Năm 1850, nhà kinh tế học người Pháp Claude-Frédéric Bastiat đã phát hành luận văn nổi tiếng của mình: “Ce qu’on voit et qu’on ne voit pas” – “Điều được thấy và điều thì không.” Trong luận văn này, ông lên án những “nhà kinh tế học thiếu sáng suốt,” những người chỉ biết lợi ích trước mắt chứ không nghĩ tới hậu quả về sau.

Rõ ràng là việc “vác búa đi đập cửa” chẳng khiến mọi việc tốt đẹp hơn. Nhưng trong cuộc sống, phần lớn chúng ta lại vô thức trở thành “nhà kinh tế học thiếu sáng suốt” mà Bastiat đã lên án. Ta bận “thể hiện” sự năng suất của mình, để rồi coi thường những yếu tố “ngầm” giúp ta làm được những điều quan trọng.

Hãy thử nhìn nhân viên văn phòng ngày nào cũng làm tới tận đêm chỉ để chứng tỏ khả năng làm việc độc lập của bản thân. Tưởng là tốt, nhưng hệ quả là việc thiếu ngủ khiến anh luôn lờ đờ để rồi kéo theo là anh khiến bản thân bỏ lỡ nhiều cơ hội và không cho mình thời gian để ngẫm nghĩ: Việc bỏ lỡ thời gian bên đồng nghiệp cũng đồng nghĩa với việc bỏ lỡ những dự án và cơ hội cầu tiến có thể có, và việc không có thời gian để ngẫm nghĩ thì khiến anh không có những ý tưởng đột phá để tiến xa hơn trong cuộc sống và công việc.

Tuy nhiên, dù công việc có cực nhọc đến mấy, những tiến triển chậm chạp trong công việc chỉ khiến anh nghĩ rằng mình chưa đủ nỗ lực.

Vậy những yếu tố “ngầm” góp phần quan trọng tới sự năng suất của ta – những việc làm hay thói quen tưởng như lười biếng nhưng thực chất đem lại hiệu quả cao là gì?

1. Ngủ đủ giấc

Những người năng suất luôn thức dậy rất sớm. 7h sáng vẫn chưa đủ. Bạn phải dậy vào 6h, 5h hay thậm chí là 4h30 sáng cơ!

Tuy nhiên, mỗi người chúng ta đều có một nhịp sinh học riêng, có thể việc thức dậy sớm hiệu quả với một vài người. Nhưng với số khác, điều đó chẳng khác gì ép mình vào một nhịp sinh học vô lý và chỉ đem lại sự thiếu ngủ.

7 thói quen lười biếng thật ra vô cùng có ích
7 thói quen lười biếng thật ra vô cùng có ích

Ngủ đủ giấc là một minh chứng cho hoạt động nhìn qua tưởng chỉ là một thói quen lười biếng nhưng lại đem lại hiệu quả cao. Việc ngủ đủ giúp tăng cường trí nhớ, tăng sự tỉnh táo và cải thiện tâm trạng, và điều này quan trọng tới nỗi, nếu thiếu nó thì mọi thứ sẽ thành thảm họa. Nhiều người nghĩ họ đã “quen” với việc thiếu ngủ nhưng thực thực tế việc thiếu ngủ vẫn ngấm ngầm giảm đi hiệu quả trong lối tư duy làm việc của họ.

2. Dạo bộ để dành thời gian suy nghĩ

Một trong những hệ quả khác của việc ưu tiên hiệu quả trước mắt mà không nhìn về những yếu tố tạo nên hiệu quả ấy chính là việc chúng ta coi nhẹ khoảng thời gian dành cho việc suy nghĩ. Và do bản chất của hành động này không thể “thể hiện” cho người ngoài thấy những gì đang diễn ra trong đầu mình, việc ta ngồi ngây một chỗ hoặc “cho não nghỉ ngơi” sẽ bị coi như là một thói quen lười biếng.

Trên thực tế, việc có những cuộc bộ để tư duy là một trong những hoạt động hiệu quả nhất bạn có thể làm. Albert Einstein, người đã sáng tạo ra thuyết tương đối, thực chất đã dành đa số thời gian suy nghĩ về ý tưởng này khi ông dạo bộ. Và nếu Einstein bị ép phải lập tức đưa những ý tưởng này lên giấy, để chứng tỏ mình đang “tư duy” thì chắc chắn nhân loại sẽ chẳng có được những hiểu biết về vũ trụ như bây giờ.

3. Nói chuyện về công việc với đồng nghiệp

Không phải lúc nào những câu chuyện ngồi lề đôi mách ở căng-tin cũng là dấu hiệu của sự lơ là công việc.

Trong “the Enigma of Reason” (Tạm dịch: Hiểu về lối tư duy,) nhà nghiên cứu Hugo Mercier và Dan Sperber chứng tỏ rằng, con người không sinh ra để phát triển tốt khả năng tư duy độc lập. Những khả năng suy luận, tư duy logic và sự thấu hiểu của con người được phát triển để góp mặt và thắng trong những cuộc tranh luận, chứ không phải để khẳng định sự thật nhàm chán.

7 thói quen lười biếng thật ra vô cùng có ích
7 thói quen lười biếng thật ra vô cùng có ích

Nhưng điều này cũng khẳng định: nếu để tự nghĩ về vấn đề của bản thân, người ta sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tìm ra một giải pháp đúng đắn. Nhờ đó, khi phải đối mặt với những “bức tường biết nói,” bạn vô thức nâng cao khả năng lý luận như cái cách mà bạn sinh ra để trở thành. Và như thế, nhiều suy nghĩ tưởng chừng không thể hiểu được khi chỉ có một mình lại trở nên rõ ràng khi người ta bắt đầu tương tác với nhau.

Tất nhiên, khi so sánh với những yếu tố “ngầm” khác giúp nâng cao hiệu quả công việc thì việc trò chuyện này lại hơi tai tiếng một chút, vì việc bàn tán thường không đi đôi với việc tạo ra đột phá trong hiệu quả công việc. Nhưng, ta không thể phủ nhận lợi ích của việc dành thời gian bàn luận những vấn đề nan giải trong công việc cùng đồng nghiệp.

4. Chợp mắt

Việc ngủ rất quan trọng, đặc biệt là những đêm bạn có thể ngủ sâu – điều giúp bộ não bạn củng cố trí nhớ.

Tuy vậy, cuộc sống không phải lúc nào cũng cho ta có được những giấc ngủ dài. Đôi lúc, ta thấy mình khổ sở để không ngủ gật khi làm việc để rồi kết quả là chẳng làm được gì vào ngày hôm đó cả. Khi đó, việc chợp mắt nên được coi như một thói quen lười biếng giúp bạn làm việc hiệu quả, thay vì một hành động hoang phí thời gian.

Một vấn đề khi chợp mắt vào ban ngày là bạn có thể ngủ quên và uể oải khi dậy (chưa kể khoảng thời gian bạn sẽ lãng phí nữa.) Vậy nên nếu bạn muốn chợp mắt, hãy thử sử dụng mẹo “cái thìa”. Để thực hiện mẹo này, bạn cầm một cái thìa khi ngủ trưa và hạ tay cầm thìa xuống sát mặt đất. Khi nhỡ chìm quá sâu vào giấc ngủ – thời điểm các bó cơ của bắt đầu thư giãn, cái thìa sẽ rơi xuống đất và tiếng cạch sẽ giúp đánh thức bạn dậy.

Chợp mắt với cafe – sự kết hợp giữa việc chợp mắt với một ly cafe trước khi ngủ sẽ giúp bạn giữ được sự tỉnh táo. Sự kết hợp này cực kì hiệu quả khi Adenosine – một chất hóa học trong cơ thể gây cảm giác mệt mỏi, được loại bỏ khỏi cơ quan cảm thụ trước khi ngủ, và được thay thế bằng caffeine; điều sẽ giúp bạn tỉnh táo để không bị chìm vào một giấc ngủ sâu.

5. Nói “không” với những cơ hội và việc làm không đáng có

Một câu cửa miệng của bậc lão làng là: “Nếu bạn muốn nhờ làm cho xong việc gì, cứ giao nó cho người đang bận.” Và điều này khiến tôi phải suy nghĩ về hàm ý đằng sau nó. Thực tế, những người bận rộn là người những người không biết từ chối, và đó mới là lí do khiến họ luôn bận rộn.

7 thói quen lười biếng thật ra vô cùng có ích
7 thói quen lười biếng thật ra vô cùng có ích

Tôi thích cách mà Nobel-Laureate Richard Feynman đã áp dụng để đối phó với việc này. Vật lý học là một bộ môn yêu cầu ta phải bỏ nhiều công sức. Vậy nên Feynman thừa nhận “Để có thể làm việc thật tốt và hiệu quả, ta cần dành một khoảng thời gian dài chất lượng và không bị gián đoạn.” Vậy cách ông đã làm để tránh người khác làm phiền mình bởi công việc của họ là gì? – Hãy tự nhận mình lười biếng và vô trách nhiệm:

“Tôi lại bịa thêm ra một điều về tính cách của mình – đó là tôi rất vô trách nghiệm. Tôi nói với mọi người tôi chẳng làm gì cả. Để nếu có ai nhờ tôi quản lý một hội nghị, thì tôi chỉ việc từ chối bằng cách nói không, tôi là người vô trách nhiệm mà.”

Làm việc hiệu quả không có nghĩa là làm nhiều nhất, mà là bạn đạt được nhiều nhất từ những gì bạn đã hoàn thành.

6. Đi nghỉ thường xuyên

“Nếu bạn yêu công việc của mình, mỗi ngày đi làm đều là một ngày nghỉ.” Nghe có vẻ ổn đấy, nhưng đi vào thực tiễn lại khác xa. Ngay cả khi bạn yêu công việc của mình, việc biết tách mình khỏi công việc để cho tâm trí nghỉ ngơi là điều cần thiết để thoát mình khỏi sự giam cầm bởi công việc.

Trong cuộc thảo luận về chủ đề du lịch giữa nhà báo Ezra Klein và nhà kinh tế học Tyler Cowen, Klein khẳng định ông thường cảm thấy mệt mỏi cứ mỗi khi phải đi đây đó. Còn Cowen thì thể hiện sự thoải mái với việc đi lại liên tục dù có thể bị coi đó là thói quen lười biếng, là bởi thái độ của anh với việc đi đây đó giống như thái độ của mọi người dành cho công việc vậy. Thay vì mong nó sẽ như một kỳ nghỉ dưỡng, anh coi đó như một cơ hội để mở mang tầm mắt.

7 thói quen lười biếng thật ra vô cùng có ích
7 thói quen lười biếng thật ra vô cùng có ích

Tôi đồng tình với Cowen, việc đi đây đó không chỉ giúp ta mở mang tầm mắt, mà việc thường xuyên tới những vùng đất mới – dù là thể chất hay tinh thần – còn là yếu tố cần thiết để bứt mình khỏi guồng quay công việc nhàm chán. Việc gắn bó với lộ trình lặp đi lặp lại hằng ngày sẽ ngăn cản bạn khám phá những giải pháp sáng tạo mới. Vì vậy, việc quan sát và tìm tòi những điều mới là cực kì cần thiết để tránh trở nên thực dụng trong lối tư duy và hành động.

7. Ngừng làm công việc mình không thích

Một sự thật đáng buồn là những người chuyên cần và năng suất nhất đôi khi lại là những người đạt được ít thành tựu nhất. Lí do là bởi chính khả năng chịu đựng với sức ép công việc đã trở thành là con dao hai lưỡi cản bước họ từ bỏ công việc không xứng đáng với công sức của mình.

7 thói quen lười biếng thật ra vô cùng có ích
7 thói quen lười biếng thật ra vô cùng có ích

Hầu hết thành công mà bất kỳ ai từng đạt được đều đến từ công việc yêu thích và ý nghĩa với họ. Tất nhiên, đời không phải lúc nào cũng màu hồng, nhưng việc bám víu với một công việc nhàm chán trong nhiều năm không phải là hướng đi đúng để có thể làm được những điều vĩ đại.

Và để làm được công việc yêu thích của mình, bạn đôi khi chỉ cần ngừng làm điều mình ghét mà thôi.

“Dịch Giả: Lê Quỳnh Lam – Nguồn:ToMo – Learn something new

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.